FAS là một điều khoản giao hàng trong Incoterms được sử dụng rộng rãi trong mua bán hàng hóa quốc tế. Bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn chi tiết hơn và ứng dụng cho phù hợp nhất.
FAS là gì?
FAS = Free Alongside Ship có nghĩa là Miễn trách nhiệm Dọc mạn Tàu nơi đi.
Điều kiện FAS có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người chuyên chở do người mua thuê tại cầu cảng ở cảng bốc hàng quy định.
Sơ lược về FAS
FAS có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua khi:
Hàng hóa được đặt dọc mạn tàu được chỉ định bởi người mua tại cảng bốc hàng được chỉ định
Người bán mua lô hàng được giao như vậy để giao hàng cho người mua.
2. Bên bán chịu chi phí và rủi ro cho tới khi hàng được giao dọc mạn tàu. Người mua chịu mọi chi phí từ thời điểm đó.
Bên mua tiếp nhận rủi ro và chịu trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa.
3. FAS yêu cầu người bán thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu.
4. Delivery point = Named place: Địa điểm giao hàng cũng chính là địa điểm chỉ định.
Việc chuyển rủi ro
Dù hãng tàu có yêu cầu người bán giao hàng ở ICD hay cảng biển lớn đi chăng nữa; thì đến khi nào hàng đến cảng biển lớn rồi người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro. Tại cảng biển lớn đó, rủi ro của hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng còn nằm trên cầu cảng hoặc còn nằm trên sà lan nhỏ mà chưa bốc lên tàu lớn ở cảng đi. Và rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu lớn là do người mua chịu.
Lưu ý khi sử dụng điều kiện FAS
Điều kiện FAS chỉ áp dụng cho giao hàng bằng đường biển và đường thủy nội địa.
Không bắt buộc ai phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Người mua bên mua bảo hiểm cho lô hàng.
Trong trường hợp hãng tàu yêu cầu người bán hạ container hàng ở ICD thì đoạn đường từ ICD ra cảng thường là do hãng tàu tự sắp xếp vận chuyển bởi chính hãng tàu. Người bán hoàn toàn không thể kiểm soát được rủi ro đối với hàng của mình suốt quãng đường này. Nếu xảy ra rủi ro trên đoạn này, thì người bán phải gánh trách nhiệm rủi ro.
Ví dụ: hãng tàu (do người mua thuê) gây ra lỗi lầm vận chuyển từ ICD ra cảng biển lớn, khiến hàng hóa bị hư hao, nhưng người bán phải gánh chịu thiệt hại này.
Do vậy, người bán phải hết sức lưu ý: nếu người bán giao hàng bằng containers, hãng tàu yêu cầu người bán chở hàng đến giao ở ICD như trên, thì người bán nên chuyển sang sử dụng điều kiện FCA thay vì FAS để người bán có thể kết thúc trách nhiệm của mình ngay khi đã giao hàng cho hãng tàu tại ICD.
Khi nào nên dùng Free Alongside Ship?
Nếu bên bán có khả năng đưa hàng ra cầu tàu tại cảng xuất khẩu, bên bán nên làm việc này (tự chịu chi phí và rủi ro phát sinh phát sinh, tính trước các chi phí này vào tiền hàng) và ký hợp đồng theo điều kiện FAS.
FAS thường chỉ được sử dụng trong một số trường hợp đối với hàng rời; chẳng hạn như dầu hoặc ngũ cốc. Ngoại trừ một số cảng nhỏ hoặc chưa phát triển, hiếm khi bạn có thể thả đồ xuống ngay mạn tàu. Vì vậy thuật ngữ này không được sử dụng phổ biến cho dịch vụ tàu. FAS đôi khi được sử dụng cho thuê tàu, thuê bộ phận, chuyên chở thuyền, tàu chở hàng nặng hoặc vận chuyển ngoài định mức mà việc bốc hàng thực tế của tàu có thể gặp khó khăn.
Vậy là sau bài viết của Gateway Express, hẳn là các bạn đã hiểu hơn về FAS rồi đúng không? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan nhé.
Comentários