CIP là gì?
CIP là viết tắt của Carriage and Insurance Paid To – Cước và bảo hiểm trả tới điểm đến.
Giao hàng CIP có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại nơi đến đã thoả thuận ở nước người mua. Khi giao hàng, người bán phải trả cước phí thuê phương tiện vận tải chở hàng đến nơi quy định và mua bảo hiểm cho lô hàng.
Mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao cho người chuyên chở từ cảng biển đi/sân bay đi.
Nhìn chung:
Người bán phải ký hợp đồng vận tải để đưa hàng từ điểm giao hàng tới điểm đến.
Người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hóa (ít nhất từ điểm giao hàng tới điểm đến).
Người bán trả Ocean freight (O.F) hoặc Air Freight
Người bán trả THC (local charge) đầu đi
Người mua trả THC (local charge) đầu đến
Hai bên có thể lựa chọn thỏa thuận trong hợp đồng địa điểm giao hàng:
CIP (Sân bay đến)
CIP (cảng đến)
Việc chuyển rủi ro
Rủi ro chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi người bán giao hàng cho người chuyên chở. Cụ thể:
Giao tại sân bay nước bán – CIP (sân bay đầu đi):
Trường hợp hãng vận chuyển yêu cầu người bán mang hàng đến tận sân bay. Cụ thể là giao đến các kho hàng SCSC, TCS, kho GWE, FEDEX… cho các hãng vận chuyển mà người mua thuê; thì người bán chở hàng đến các ‘kho’ SCSC, TCS, kho GWE, FEDEX này… để giao cho hãng vận chuyển là hết trách nhiệm. Người bán không chịu trách nhiệm và chi phí cho việc dỡ hàng xuống xe tải tại các ‘kho’ này. Nếu mất hàng trong kho này thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.
Trường hợp hãng vận chuyển yêu cầu người bán để hàng tại kho người bán, hãng vận chuyển tự đến kho hàng của người bán để lấy và chở hàng đi, thì người bán chỉ cần chất hàng lên phương tiện của hãng vận tải này là người bán hết trách nhiệm.
Có thể thấy, dù hợp đồng thỏa thuận là CIP (sân bay đi) nhưng người bán sẽ hết trách nhiệm theo yêu cầu của người chuyên chở. Người chuyên chở yêu cầu giao ở đâu thì người bán hết trách nhiệm ở đó.
Giao tại cảng biển nước bán – CIP (cảng biển đầu xuất):
Trường hợp hãng tàu yêu cầu người bán chỉ chở hàng/container đến các ICD – cảng cạn – cảng nội địa, gần cảng biển đi
Người bán chỉ cần chở hàng đến các ICD này là người bán hết trách nhiệm chịu rủi ro. Thậm chí người bán không chịu trách nhiệm và chi phí cho việc dỡ hàng xuống khỏi xe tải/xe container tại ICD này. Nếu mất hàng trong ICD này hay bất cứ rủi ro nào phát sinh trong đoạn đường từ ICD này đến cảng biển đầu xuất thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.
Trường hợp hãng tàu yêu cầu người bán chở hàng/container thẳng đến cảng biển đi
Người bán phải chở hàng đến cảng biển đó, đặt hàng ở cầu cảng sát mép tàu là hết trách nhiệm chịu rủi ro. Người bán không chịu trách nhiệm và chi phí cho việc dỡ hàng xuống khỏi xe tải/xe container tại cảng này. Nếu có rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu, rủi ro đó người mua chịu.
Lưu ý khi sử dụng điều kiện CIP
CIP được sử dụng với mọi phương thức vận tải.
Delivery point ≠ Named place: Địa điểm giao hàng khác địa điểm chỉ định.
Nên chuyển đổi sử dụng từ CIF sang CIP nếu hàng đóng trong containers.
Người mua phải chịu nhiều rủi ro. Do đó, người mua hay chỉ định hãng tàu và ép người bán phải sử dụng hãng tàu này; dù quyền thuê tàu là của người bán.
Theo Incoterms 2020, điều khoản CIP có loại bảo hiểm mặc định là loại (A) hoặc tương đương loại (A). Trước đây theo incoterms 2010 thì loại bảo hiểm mặc định cho CIP là loại (C) – bảo hiểm bắt buộc.
Trách nhiệm của bên bán giống như CPT, ngoại trừ một điểm: bên bán cũng chi trả tiền bảo hiểm hàng hóa.
Bên bán chỉ có nghĩa vụ mua bảo hiểm mức chi trả tối thiểu. Nếu bên mua muốn có bảo hiểm toàn diện hơn, họ có thể tự thu xếp mua bảo hiểm.
Người bán chỉ là người mua bảo hiểm giúp cho người mua. Mọi vấn đề liên quan đến khiếu nại đòi bảo hiểm bồi thường và quyền lợi thụ hưởng tiền bồi thường thuộc về người mua.
Tổng kết lại
Nếu bên mua muốn nhận hàng như điều kiện CPT nhưng cũng cần thêm việc người bán mua bảo hiểm cho lô hàng thì ký hợp đồng với điều kiện CIP. Bên bán mua bảo hiểm và chịu chi phí bảo hiểm; bên mua chịu rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của lô hàng trong quá trình vận tải.
Comments